Tiếng Đàn Trên Sông 
(
Tỳ Bà Hành
- Bạch Cư Dị)


Hải Đà sưu tập và biên soạn (Phần 2) 

Tranh: Thu Huệ 


Tỳ Bà Hành là một bài thơ cổ kính, súc tích, lồng vào một câu chuyện thi vị, tạo ra một âm hưởng nhạc thơ nhẹ nhàng, tha thiết làm xao động ḷng người. Cái thân phận bèo bọt của người thiếu phụ đă dùng tiếng đàn để bộc lộ nỗi than oán và uất hận của ḿnh. Bạch Cư Dị là nhà thơ đă mạnh dạn đề cập đến giá trị của người phụ nữ, cái bất công của xă hội phong kiến đối với vai tṛ của người phụ nữ. Những âm thanh của tiếng đàn được diễn tả rất tài hoa, những uẩn khúc thầm kín riêng tư của nỗi ḷng, những ưu tư dằn vặt thăm thẳm đáy ḷng như đă tuôn trào ra để ḥa nhịp cùng với những âm thanh của tiếng mưa rào rạt, tiếng oanh ríu rít, tiếng nước tuôn róc rách, tiếng dao xô xát, tiếng lụa xé kêu vang .. lúc trầm lúc bổng, những giây phút ngừng lại im bật, th́ lại bỗng rung lên những tiếng tơ lạnh ngắt run rẫy, lối diễn tả thật tuyệt vời .  Những đợt sóng cảm xúc cứ dạt dào tuôn trào ra, tạo nên những chấn động dư ba, làm nao ḷng, ủ rũ người nghe. Những tiếng rung luyến láy chuyển nhịp theo từng ngón tay mềm mại nơn nà của người thiếu nữ, như muốn níu kéo lại âm vang của một thời niên thiếu ngây thơ, như muốn thở ra những tiếng năo nuột của một tâm trạng chán chường, như buồn thương nuối tiếc một dĩ văng vàng son đă mất hút tự hôm nào . Bỗng tiếng đàn tắt lịm, hụt hẫng như tiếng khóc khô không lệ , buồn tủi tiếc thương cho một thiên đàn ước vọng đă xụp đổ tan tành … Người thơ đă dùng những ước lệ, ẩn dụ, những cái đẹp trữ t́nh lăng mạn của thi ảnh qua những  ngôn từ chắt lọc tinh tế tạo thành nhừng h́nh tượng tinh túy khơi động cảm xúc ḷng người, làm trái tim rung động bần thần, làm tâm hồn xao xuyến , man mác bâng khuâng . Đó là thanh âm rung vang của tiếng đàn Tỳ Bà ….  
  

Em bước xuống từ trong tranh

Cây Tỳ Bà nức nở

Ngón đàn em trăn trở

Vần thơ em buông lửng lơ

Bỏ lại vầng trăng quạnh hiu

Bỏ lại sau lưng khoảng không nham nhở

Em bước xuống vẫn ôm cây Tỳ Bà nức nở

Lang thang cuối đất cùng trời

Tiếng Tỳ Bà gơ cửa

Tiếng Tỳ Bà đ̣i nợ cho nàng Kiều

Kiếp đoạn trường muôn thuở

Đàn trăn trở thơ buông lửng lơ
Hồn Tỳ Bà ( nhạc sĩ: Ngọc Khuê)  
   

Câu chuyện trong bài thơ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị đă thầm nói lên một triết lư nhân sinh, cái chua xót ngậm ngùi của cảnh đời dâu bể, ba ch́m bảy nổi, cảnh đoạn trường hưng phế của tạo hóa, mà con người chỉ là một sinh vật nhỏ nhoi, bất lực trước cuộc đời hư ảo như bóng câu bên cửa  sổ, như thoáng mây bay cuối trời . Chung cái tâm sự hận sầu ray rức được diễn đạt qua cung điệu đàn, lời ca, tiếng hát đó là bài Long Thành Cầm Giả Ca của Nguyễn Du . Nguyễn Du trong một bài ca về người găy đàn đất Long Thành  (Long Thành Cầm Giả Ca), có kể rằng vào tuổi thiếu niên, ông đến kinh đô để thăm người anh, và có dịp được dự một hội nữ nhạc, trong đó có một thiếu nữ đất Long Thành, gảy đàn Nguyễn ( tức là đàn Nguyệt, do Nguyễn Hàm, một trong thất hiền vườn Trúc đời Tấn sáng chế ), rất điêu luyện, đă gảy những khúc đàn hay nhất trời đất (tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh)  tài danh lừng lẫy, lại hát hay và ăn nói duyên dáng quyến rũ vô cùng . Sau đó Nguyễn Du trở vào Nam , măi một thời gian sau ông phụng mệnh đi sứ Trung Quốc, tạt ngang Long Thành, bạn bè mở tiệc, khoản đăi ông và có gọi đoàn nữ nhạc đến giúp vui, mà ông không quen mặt biết tên , và bất chợt gặp lại người kỹ nữ  đó . Sau đây trích một đoạn trong lời tiểu dẫn của Nguyễn Du (Quách Tấn dịch) : “ …Tiệc khởi múa hát . Kế tiếng đàn trổi lên, nghe trong trẻo khác thường không chút giống thời khúc . Ḷng tôi kinh dị . Nh́n người gảy đàn, th́ thấy thân gầy, thần khô, mặt đen, sắc trong như quỷ, áo quần toàn vải thô, bạc màu lại vá nhiều mảnh trắng, ngồi lầm ĺ ở cuối chiếu, không nói cũng không cười, h́nh trạng thật khó coi . Tôi không biết là ai, nhưng nghe tiếng đàn th́ dường như có quen, nên động ḷng trắc ẩn. Tiệc tan, hỏi thăm th́ ra là người trước kia đă gặp . Than ôi ! Người ấy sao đến nỗi thế nầy ! Cuối ngửa bồi hồi, nghĩ đến cảnh cổ kim, ḷng tôi cảm kích vô hạn . Đời người trăm năm, những cảnh vinh nhục buồn vui thật không sao lường được ! Sau khi từ biệt , trên đường đi, cảm thương khôn nén, nên soạn bài ca để gởi hứng : Người Đẹp Đất Long Thành – Long Thành Giai Nhân “ (Nguyễn Du)
Xin trích dịch một đoạn cuối của bài ca lúc Nguyễn Du gặp lại người ca kỹ này trong bữa tiệc do bạn bè đăi ông ở dinh Tuyên Phủ):
   
…Trong yến tiệc các nàng đều son trẻ
Duy một người ca kỹ tóc hoa râm
Sắc thần khô gầy guộc đứng âm thầm

Chẳng điểm phấn tô son nh́n hốc hác

Ai biết nàng một thời danh tiếng nhất

Khúc đàn ngân, ta mắt lệ tuôn tràn

Lắng tai nghe mà đau đớn vô vàn

Hai mươi năm vẫn hoài thương nhớ tiếc

Hồ Gươm xưa tưng bừng đêm yến tiệc

Đời phế hưng thành quách đă thay dời

Băi nương dâu hóa biển sóng trùng khơi

Cả cơ nghiệp Tây Sơn đều suy thoái

Làng ca múa một người c̣n sót lại

Đời trăm năm một nháy mắt trôi qua

Nhớ chuyện xưa mà áo thấm lệ nḥa

Từ Nam về đầu ta đầy tóc bạc

Trách chi nàng đă tàn phai nhan sắc

Kể chuyện xưa hai mắt xót thương sầu

Giáp mặt nhau mà chẳng nhận ra nhau ….
   

(trích Long Thành Giai Nhân của Nguyễn Du -

  Hải Đà phỏng dịch)
   
Đời Đường âm nhạc đă được phát triễn rơ rệt, nhờ hấp thu nhiều giai điệu của ngoại quốc nhập vào . Ngoài những dụng cụ nhạc cũ tạo âm thanh bằng cách thổi như tiêu, sáo, kèn, c̣i v.v.. hoặc găy như huyền cầm ,thập lục, thất huyền .. hoặc bằng cách gơ như chiêng, trống, phách, ngọc thạch, mă năo. Để làm phong phú cho dàn nhạc cũ này th́ có những nhạc cụ khác T́ bà, Hồ già, Giốc lật, Khương địch. Bát âm của âm nhạc thời Đường là dựa trên chất liệu của nhạc khí làm tiêu biểu như : Ti (đàn), Thạch (khánh), Kim (chuông), Trúc (sáo), Mộc ( mơ gỗ), Thô (trống đất), Bào (vỏ bầu), Cách (trống da) .. Ngũ âm của họ là Cung (như vua), Thương, Giốc, Chủy (như việc), Vũ (như vật) … Trong những loại đàn cổ xưa của Trung Quốc phải kể đến đàn sắt và đàn cầm gồm 50 dây (ngũ thập huyền) .

Theo truyền thuyết, theo lệnh vua Phục Hy, Tố Nữ gẩy đàn sắt (gồm 50 dây) tế trời . Nhưng Phục Hy không bằng ḷng và ngăn cấm xử dụng v́ nghe tiếng đàn quá tê tái , năo nuột bi ai thảm thiết. V́ thấy dân chúng vẫn lén lút xử dụng nên Phục Hy đành phải ra lệnh sửa đổi đàn sắt chỉ c̣n lại 25 dây .  Đàn tranh của âm nhạc truyền thống Việt Nam, nhiều người cho rằng xuất xứ từ cây đàn sắt của Trung Quốc nhưng chỉ gồm có 16 dây thôi (c̣n gọi là đàn Thập Lục), giống như 16 tiếng chim nhạn,  âm nhạc Việt Nam là ngũ cung (mỗi âm giai có tên Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ , so sánh với Ḥ, Xự, Xàng, Xê, Cống. 15 nốt chính tạo từ 3 âm giai (mỗi 5 giai là 5 tiếng đàn Ḥ Xự xàng Xê Cống), cọng thêm một nốt chúa đàn, nên có tất cả là 16 dây .

Đàn Tỳ Bà (pipa) là loại đàn “luưt” (lute) , nhạc cụ dây, thân có h́nh trái lê, chơi bằng cách gảy ngón tay , và gồm có 4 dây (four-stringed lute), được gảy bằng 2 ngón tay . Đời nhà Hán (206-220), đàn Tỳ Bà có 4 dây và 12 phím đàn . Tuyên Phủ (đời Tấn ) đă viết “ Đàn Tỳ Bà xuất hiện, được dùng nhiều vào cuối đời Tần (222-207), khi dân chúng bị triều đại phong kiến bắt đi lao động khổ sai để xây dựng Vạn Lư Trường Thành và họ đă gảy đàn Tỳ Bà để dùng tiếng đàn thê lương ảo năo nói lên sự than oán uất nghẹn trong ḷng mà họ không được quyền nói ra bằng lời “.

Cái kỹ thuật của đàn Tỳ Bà được diễn tả đ̣i hỏi khéo léo bằng những ngón tay và tŕnh độ điêu luyện của người nghệ sĩ. Những âm thanh rung lên kéo dài tạo tiếng vang rền , ḥa lẫn với các đọan nhạc bật (pizzicato), tiếng vỗ nhịp bằng tay, thêm vào phần ḥa âm rung động, với những tiếng động hoặc âm thanh chát chúa của vũ khí thêm vào âm điệu của bài thơ diễn tả những cảnh chiến trường như những trận đánh nổi tiếng trong thế kỷ thứ hai BC giữa Sở (Hạng Vơ) và Hán (Lưu Bang) như bài “Thập Diện Mai Phục” .

Tiếng đàn tỳ bà đó cũng thấy trong những bài thơ tả cảnh biên tái, chiến trường thê lương, diễn tả những cảm xúc hùng tráng hiên ngang của người chiến binh lên đường, cũng như những tư duy ngậm ngùi thầm kín chấp nhận cho số phận an bài trước cảnh chia ly năo nùng :

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mă thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

Lương Châu Từ (Vương Hàn)

Rượu ngon thơm ngát chén ngà
Ly chưa cạn, tiếng tỳ bà giục đi
Sa trường say, mỉa làm chi
Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về

(Hải Đà phỏng dịch)

Hăn hải lan can bách trượng băng
Sầu vân thảm đạm vạn lư ngưng
Trung quân trí tửu ấm quy khách
Hồ cầm t́ bà dữ Khương địch

(trích Bạch Tuyết – Sầm Tham)

Biển cát làn băng trắng vạn phương
Mây sầu muôn hướng phủ thê lương
Trại quân bày rượu nâng ly tiễn
Tiếng nhạc Hồ, T́ quyện sáo Khương

(Hải Đà phỏng dịch)
 
Tỳ Bà cũng là một nhạc cụ được dùng trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam, thuộc loại “ họ dây” (chordophone) . Những loại đàn cùng họ này như : đàn nguyệt, đàn tranh, đàn nhị, đàn bầu, đàn đáy, đàn hồ v.v..

 ” Tỳ Bà tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đă cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa.Người ta chế tác Tỳ Bà bằng gỗ Ngô Đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như h́nh quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là h́nh chữ thọ, khi là h́nh con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.

Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 - 100 cm. Phần cần đàn có gắn 4 miếng ngà voi cong ṿm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon. Đàn có 4 dây lên theo 2 quăng 4, mỗi quăng 4 cách nhau một quăng 2: Đồ - Fa - Sol - Đô1 hoặc Sol -Đô1 - Rê1 - Sol1. Khi chơi đàn nghệ nhân gẩy đàn bằng miếng đồi mồi hoặc miếng nhựa .Ở Việt Nam đàn Tỳ Bà có mặt trong các dàn nhạc: Nhă nhạc, Thi nhạc của cung đ́nh, Thiền nhạc của phật giáo, ban Nhạc tài tử, Phường bát âm, Dàn nhạc dân tộc tổng hợp. Mặc dù đàn Tỳ Bà có xuất xứ từ các nước khác, nhưng qua thời gian dài sử dụng nó đă được bản địa hóa và trở thành cây đàn của Việt Nam, thể hiện sâu sắc, đậm đà những bản nhạc mang phong cách của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực khí nhạc. 

(http://www.vnstyle.vdc.com.vn/vim/vietnamese/nhaccu/day_Dan_TyBa.html  )
                    

                                                                             Xem Tiếp Phần 3