Sưu Tầm về hoa Cúc 


Loài hoa mang khí tiết : Hoa Cúc
(sưu tầm, trích trang http://www.truongviet.net)

Hoa cúc là một loại hoa mà dân tộc Á Đông tôn trọng nhứt cho rằng hoa mang khí tiết của bậc quân tử. Không thèm nở cùng một lúc với các loại hoa khác, mà chỉ đợi khi gío lạnh vào thu mới chịu trổ nụ khai hoa. Bởi vậy mà người xưa bảo tính của hoa cúc rất kiêu hãnh, ưa sống biệt lập, không thích chung đụng với các thứ cây cỏ phàm phu tục tử khác. Hoa cũng có thứ phàm phu chứ không phải chỉ riêng giống người.
Vào tiết sương giáng ( khoãng giữa tháng chín), tháng chín còn mang tên là cúc nguyệt, ngườI ta lo ươm hoa. Cúc trổ hoa vào tháng chạp, có thể trổ sớm hơn, tùy giống, và cũng là tùy sự chăm bón đễ hãm lại chơ kịp ngày Tết hay thúc lên cho đúng ngày phải mang ra chợ hoa.

Có tất cả 130 loại hoa cúc. Cúc còn mang tên ra Tiết Hoa hay là Nữ Tiết. Cúc chờ lạnh đến mới nở, vùng nào lạnh sớm hoa sẽ nở sớm, lạnh muộn thì hoa nở muộn. Giống cúc vàng thích khí lạnh hơn hết. Ở những xứ ấm trời, hoa cỏ nở một cách tạo tác vô thời, chỉ riêng hoa Cúc là biết kỷ luật.

Hoa Cúc có mấy màu chính là vàng (hoàng), trắng (bạch), tím (tử) và hồng (cũng được gọi là hồng):

Cúc vàng (hoàng) gồm có :

- Thẩm Hoàng = Vàng đậm
- Thiến Hoàng = Vàng nhạt
- Nha Hoàng = Vàng ngá
- Giả Hoàng = Vàng đỏ
- Phiêu Hoàng = Vàng màu da ngựa
- Hoàng Cúc = Cúc vàng
- Huyết Nha Hoàng = Ngá đỏ

Cúc trắng (Bạch) thì có:
- Tinh Bạch = Trắng trong
- Thiển Bạch = Trắng nhạt, màu trắng nhưng không cho cãm giác trong như hạt sương

Cúc tím (tử) thì có:
- Thâm Tử, Thiển tử = Tím đậm
- Thanh Tữ = Tím xanh
- Mạc Tử = Tím đen như mực
- Cúc hồng (hồng) thì có:
- Chi Hồng, Tham Hồng, Thiển Hồng = Hồng như mơ
- Chu Hồng = Hồng đậm

Ngoài ra còn có những màu gọi là:
- Vi Lục = Phớt lục
- Vi Hoàng = Phớt vàng
- Vi Giả = Phớt đỏ

Lại còn có những thứ tạp sắc, cánh trước một màu, đằng sau mang một màu khác hay là nữa bên trái và nữa bên phải khác nhau (Uyên Ương Cúc).

Lá Cúc cũng đưọc chia ra như màu thâm lục, thiển lục, nộn lục (lá lục non) thanh lục, mặt lục, lão lục, giả lục.

Hoàng Cúc tức Cúc Vàng có đến 34 loại, dưới đây chỉ là một vài giống qúy:

KIM TRÂN: Hoa như cái chén vàng, cánh mỏng như giấy, phía trước maù vàng nhạt (thiển kim hoàng), phía sau ưng ửng hồng không phải loại cành rộng ống như những loại khác. Nhị hoa tròn, bên ngoài vàng bên trong xanh, cành có pha chút tím đỏ, lá khi già đổ màu thẩm lục.

DẠ QUANG CHÂU hay DẠ QUANG NGỌC: Maù phấn vàng, cánh đặc biệt hơi lóng lánh sáng. Đầu cánh hoa nhọ, ngoài nhạt, màu khác hẳn cánh trong, lúc nở trọn thì không còn trông thấy nhị.

LẠC HÀ HOÀNG hay ĐẠO NHÂN Y: Màu vàng đỏ tựa như màu nắng chiều hay là màu áo của đạo sĩ, lúc nở trọn cũng lấp cả nhị, cành lá ngắn to mập, giống Cúc nầy lấy ở đất Dương Châu nên còn gọi là Duy Dương Chủng.

NGỰ BÀO HOÀNG: Màu áo vua, vàng thật đậm cánh nhọn, trước sau một màu khi vừa nở trong tâm còn có một hạt sương xanh, lá lục đậm cành thanh mảnh hơi pha tím.

TRẦM HƯƠNG QUẢN: Giống cúc cánh rỗng như tùng cái ống nhỏ, ghép lại màu vàng lúa chín, đằng sau cánh đậm, đằng trước pha đỏ, có những đường gân màu hồng.

Còn còn nhiều lắm, nào là Đế Quốc Long, Bạch Ngân Câu, Túy Nguyệt, Anh Đào Lộ, Bạch Tố Tố, Kim Câu Câu...v.v.v…Thưở xưa vaò những lúc vườn hoa nở, chủ nhân thường mời bạn bè canh đúng ngày để rồi dù đường xa cách mấy cũng đến uống rượu thưởng hoa. Vì thế hoa mới mang những cái tên thật diêm duá, thật nên thơ vì hoa đã gợi ý cho người.

Ngoài ra còn có rượu cúc tức Cúc hoa tửu. Đó là thứ rượu ủ với cánh hoa cúc, khi hoa sắp tàn người ta mang nhặt bỏ những cành lá mà chỉ lấy toàn cánh hoa ủ với men rượu và chút nước đến năm sau vào đúng ngày trùng dương tức là mồng chín tháng chín mới mang ra uống.

Người xưa yêu hoa không nỡ vứt bỏ khi hoa tàn nên lại còn lấy cánh hoa, phơi khô mang nhồi vaò gối, gọi là Cúc châm. Người nào ngũ gối hoa Cúc thì nhất định sẽ ngũ rất ngon và mộng rất lành. Có ai muốn bắt chước không?

(sưu tầm)



Hoa Cúc-Vị thuốc thần tiên của đất trời
            
(Nguyễn Tràng Cát)

Xưa nay phần lớn thơ - từ thưởng thức và ngâm vịnh về cúc đều nhằm vào các loại cúc thưởng ngoạn có đóa hoa rất to. Còn các loại cúc dùng làm thuốc thì có hoàng cúc, bạch cúc và cúc mọc hoang, hoa rất nhỏ, hoàng cúc có tên là hàng hoàng cúc, có vị ngọt, hơi đắng. Bạch cúc còn gọi là là hào cúc, trừ cúc. Bạch cúc tính mát vị ngọt hơi đắng, lại còn gọi là cam cúc (cúc ngọt). Cúc mọc hoang vị đắng tính hàn. Hoàng cúc chủ yếu dùng chữa cảm mạo; bạch cúc dùng chữa trị cao huyết áp, đau đầu chóng mặt, mắt mờ; cúc mọc hoang dùng để chữa trị lở loét, mắt đỏ. Hoa cúc có chứa các thành phần long não volatilization oil, inuli (C6H10O5), glucoside, flavone v.v... Thực nghiệm dược lý chứng tỏ hoa cúc có thể kháng khuẩn, kháng virus (siêu vi trùng) cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ thấp huyết áp, hạ thấp mỡ trong máu. Các bài thuốc nổi tiếng có: Tang cúc ẩm, dùng hoàng cúc chữa trị các chứng cảm mạo; Ngũ vị tiêu độc ẩm, dùng cúc mọc hoang chữa trị đinh nhọt; Kỉ cúc địa hoàng thang, dùng bạch cúc để chữa trị chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, mờ mắt; Viên hạ áp trân cúc, dùng bạch cúc để chữa trị cao huyết áp; lượng hoa cúc làm thuốc thường dùng khoảng 10g, lượng lớn đến 30g, đem sắc uống.

Hoa cúc có thể dùng làm rau ăn, điều này cũng đã có ghi chép trong thời cổ đại, chẳng hạn trong Sở từ của Khuất Nguyên có câu: "Tịch xan thu; cúc chi lạc anh" (bữa cơm tối có hoa thu cúc rụng). Trong "Bản thảo cương mục" chép rằng cam cúc "ăn sống, ăn chín đều được", "có thể nấu canh ăn"; lại cũng chép rằng "Ắn hoa cúc lâu ngày sẽ có thể kéo dài tuổi thọ", "nhiều tóc, sinh năng", "tôn nhan sắc đẹp lên nhiều", đồng thời cũng khen hoa cúc có 5 cái đẹp: "Hoa tròn vành vạnh như mặt trăng treo lơ lửng trên trời xanh; màu vàng thuần khiết không lẫn màu vàng của đất trời; trồng thì sớm mà ra hoa thì muộn, giống y như đức của người quân tử vậy; vươn lên trong sương giá tượng trưng vẻ kiên trinh, tiết tháo, thanh tao; nước thuốc hoa cúc rót trong chén uống chẳng khác gì uống một thứ nước thần tiên vậy", nó tượng trưng cho một món ăn, một vị thuốc của đất trời chứa đầy vẻ đạo đức, tiết tháo, kiên trinh, thần tiên, được đánh giá rất cao không có một vị thuốc nào trong trung dược có thể so sánh ngang bằng được. Trong "Diêu khê ngư ẩn tùng thoại" thời Tống có chép "Trong vùng núi sâu ở Nam Dương, Hà Nam, có một con suối nhỏ, nước trong veo, lại có nhiều hoa thơm quả ngọt; dọc hai bên bờ suối đó đều được trồng kín hoa cúc, dân làng hai ba chục hộ ở đấy đều rất thích ăn hoa cúc, uống nước suối, phần đông dân cư đều sống đến 120, 130 tuổi". "Bản thảo cương mục" cũng có những đoạn ghi chép tương tự, như dùng cam cúc chế thành thuốc viên "băng niên phương" (thang thuốc tăng tuổi thọ), uống vào một năm thì tóc bạc chuyển sang đen, uống hai năm thì răng rụng tái sinh, uống 5 năm thì cụ già 80 tuổi vẻ mặt sẽ rạng rỡ, phấn chấn hẳn lên. Tóm lại, dùng hoa cúc trong ăn uống có thể có lợi cho tuổi thọ rất nhiều, điều đó đã được ghi chép nhiều ở các sách cổ xưa; còn hoa cúc trồng để làm rau ăn thì còn cần nghiên cứu khai thác thêm nhiều nữa để khẳng định thêm giá trị của nó.

Còn về cái thanh tao, cao khiết, sáng trong của hoa cúc thì ngay từ thời Khuất Nguyên, thời Đào Uyên Minh đến nay, các thi nhân của nhiều thời đại đều đã không ngớt lời ngợi ca về mọi phương diện; số tác phẩm hay đẹp được truyền tụng qua ngàn đời về hoa cúc rất nhiều. Nhưng, đối với việc hoa cúc có rụng hay không, thì trong số các thi nhân nổi tiếng thời Tống có một cuộc tranh luận nho nhỏ, trở thành câu chuyện vui. Thơ vịnh cúc của Vương An Thạch có câu: "Mưa gió hoàng hôn ngập vườn cây; hoa cúc vàng khắp đất này" (Hoàng hôn phong vũ minh viên lâm, tàn cúc phiêu linh mãn địa kim). Ấu Dương Tu cười viết: "Trăm hoa rụng tốt, còn trơ cành cúc khô mọc nhĩ" (Bách hoa tận lạc, độc cúc chi thượng khô nhĩ). Tô Đông Pha làm thơ nói khích: "Hoa cúc mùa thu không rụng như hoa xuân, đó là để báo nhà thơ nhìn cho kỹ" (Thu anh bất tỉ xuân hoa lạc, Vi báo thi nhân tử tế khán). Vương An Thạch nghe xong bảo rằng: "Hoa cúc mùa thu rụng là thơ của Khuất Nguyên, lẽ nào Tử Thiêm không rõ sao?". Bản thân Tô Đông Pha cũng có câu thơ vịnh "Dạo gót tường đông ngửi mùi hoa cúc rụng" (Man viễn đông li khứu lạc anh). Trên thực tế, hoa cúc trong phòng chỉ khô quắt lại chứ không rụng, nếu ở ngoài trời mưa to gió lớn cũng có thể rụng, song "vàng khắp đất" thì lại chỉ là lời khuếch đại của nhà thơ mà thôi. Hoa cúc làm thuốc thì hái vào lúc hoa còn chúm chím chưa nở bung ra, dĩ nhiên, không thể là hoa rụng được.

Còn về việc dùng hoa cúc làm ruột gối thì thời cổ xưa cũng đã có ghi chép lại còn lưu truyền trong dân gian cho đến ngày nay. Thành phần volatilization của hoa cúc được người hấp thu từ từ qua miệng, mũi, da làm cho ban đêm người ta dễ ngủ, đến sáng dậy thì đầu óc tỉnh táo, mắt sáng, nét mặt rạng rỡ. Có người dùng hoa cúc phối hợp với những vị thuốc như bạch chỉ chẳng hạn làm thành gói thuốc, dùng để điều trị cho trên 1.000 bệnh nhân mất ngủ, đã kéo dài thêm giấc ngủ được trên 2 giờ, tỷ lệ hữu hiệu trên 90%, không có bất cứ một phản ứng phụ nào. Đối với người già và người huyết áp cao lại càng thích hợp. Trẻ em dùng gối thuốc hoa cúc có thể phòng chữa bệnh rôm sảy.

Hoa cúc có thể ứng dụng rộng rãi trong việc ăn uống để chữa bệnh, như pha chế thành đồ uống, bánh điểm tâm, làm món ăn trong bữa ăn hàng ngày. Trong thức ăn hàng ngày dùng hoa cúc bày ở xung quanh mép đĩa, dùng cánh hoa làm món rau xào, nước hoa cúc đem nấu canh. Hoa cúc nấu với bột cua là một trong những món ăn nổi tiếng của Trung Quốc. Hoa bạch cúc ngâm rượu, không những màu, mùi, vị đều tốt, uống lâu dài không những sẽ bổ ích cho cơ thể, mà còn có thể giải nhiệt của rượu, có thể phối hợp dùng với cẩu khởi tử; nhưng độ rượu chỉ nên thấp thôi.

Nguyễn Tràng Cát